Sỏi thăng bằng
Sỏi thăng bằng

Sỏi thăng bằng

Trong thực vật học, một sỏi thăng bằng hay tĩnh thạch (tiếng Anh: statolith) là một hạt cầu rắn (ví dụ như một hạt cát hay những thể vùi rắn khác) có thể di chuyển dễ dàng bên trong chất nguyên sinh của tế bào thăng bằng và lắng đọng tại bề mặt thấp nhất của tế bào. Những hạt này được cho là có tác dụng cảm nhận trọng lực.[1][2]Sự cảm nhận gia tốc trọng trường dường như luôn liên quan đến sự lắng tích của những hạt nặng đặc biệt (sỏi thăng bằng) trong tế bào chất. Trong rễ, những tương tác hấp dẫn có thể được cảm nhận bởi phần đỉnh rễ, chính xác là miền chóp rễ tận cùng đỉnh rễ. Nếu chóp rễ bị tróc ra, rễ vẫn sinh trưởng bình thường theo chiều dọc, thậm chí còn có thể mạnh hơn, nhưng lại mất đi khả năng cảm ứng trọng lực. Thành phần chính tham gia vào quá trình cảm ứng này chính là những lạp bột (thứ được gọi là sỏi thăng bằng) tìm thấy trong tế bào thăng bằng của chóp rễ hay trong phần vỏ thân mang tinh bột. Dù cho có thay đổi vị trí cơ quan rễ, sỏi thăng bằng vẫn có thể dễ dàng chuyển dời nhanh chóng, lắng đọng xuống đáy tế bào một cách tự nhiên. Vì vậy, việc mất đi tính hướng trọng lực do bóc miền chóp rễ đến từ việc mất đi những tế bào thăng bằng chứa sỏi thăng bằng cảm ứng bên trong.[2]Ngoài ra, hệ quả tương tự cũng xảy ra khi ta làm tiêu biến tinh bột trong sỏi thăng bằng bằng những hoạt động thí nghiệm như che sáng, làm lạnh, v.v... Qua đó, chính lượng tinh bột trong những hạt sỏi thăng bằng mới chính là tác nhân trực tiếp gây ra tính hướng trọng lực, không chỉ đơn giản là lạp bột sỏi thăng bằng.[2]